Biện pháp khắc phục ra mồ hôi trộm

Theo Dược sĩ chuyên khoa 1 Tôn Đức Quý – Trưởng Khoa Dược Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh – để phòng ngừa, khắc phục chứng bệnh khó chịu này, môi trường sinh hoạt và cơ thể của bé phải luôn thoáng mát, sạch sẽ.

Cho trẻ ăn đủ chất như bột, đạm, béo và vitamin, khoáng chất, bổ sung nước, nên ăn những thực phẩm có tính mát như các loại rau xanh, hoa quả, hạn chế các thức ăn cay nóng (dễ làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nổi mụn, mẩn ngứa).

Tăng cường Vitamin D tự nhiên bằng cách tắm nắng 20 phút vào mỗi buổi sáng (trước 8 giờ sáng).

cốm bé ăn ngủ ngon Sao Việt giúp bé hết ra mồ hôi khi ngủ

Ngoài ra có thể sử dụng các thảo dược quý như  Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Mẫu đơn, Trạch tả,  Bạch phục linh,… đây là bài Lục vị địa hoàng gia giảm, có trong Cốm bé ăn ngủ ngon Sao Việt giúp phòng và chữa chứng bệnh ra mồ hôi khi ngủ.

Hậu quả của ra mồ hôi nhiều khi ngủ

Ra mồ hôi nhiều khi ngủ (mồ hôi trộm) sẽ cản trở giấc ngủ sâu của bé, trẻ thường trằn trọc, hay thức giấc, quấy khóc, gây phiền toái và lo lắng cho bố mẹ.

– Ra mồ hôi nhiều khi ngủ kéo dài, gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới thần kinh; mồ hôi trộm sẽ càng nhiều hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

– Ra mồ hôi nhiều khi ngủ  dẫn tới trẻ dễ mắc cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp như ho vặt, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…

bé ho

– Ngoài ra, ra mồ hôi nhiều khi ngủ sẽ làm cơ thể trở nên khô, háo, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy kiệt dần, gầy mòn dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn.

bé bị còi xương

– Tình trạng ra mồ hôi khi ngủ kéo dài gây mất nước qua đường mồ hôi nhiều, trẻ dễ bị táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, cơ thể nóng, nhiệt,rối loạn tiêu hóa, cơ thể mất trạng thái cân bằng, ảnh hưởng quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

– Ra mồ hôi nhiều còn làm lỗ chân lông giãn ra, là nơi ứ đọng các chất cặn bã, dễ bị viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy, ngứa…

Nguyên nhân ra mồ hôi trộm

– Do bé thiếu Calci và vitamin D. Bé dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất.

vitamin d

– Do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con mình, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt, làm trẻ em khi ngủ cảm thấy khó chịu nên rất dễ toát mồ hôi. Khi đó ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, mà chỉ cần cải thiện môi trường nơi bé ngủ.

– Do hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện bởi mồ hôi bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh.

Mồ hôi trộm là gì?

Tuyến mồ hôi được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần kinh này bị kích thích, nó sẽ thúc đẩy các tuyến mồ hôi thải ra nhiều mồ hôi. Nhưng khi trẻ ở trạng thái tĩnh, là khi trẻ hoàn toàn không có chút vận động nào, đặc biệt là ban đêm mà đổ mồ hôi thì dân gian gọi là mồ hôi trộm.

bé đổ mồ hôi trộm

mồ hôi thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da. Thành phần mồ hôi được thải ra hơn 90% là nước, còn lại một ít muối và các chất cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài. Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn. Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đến hiện tượng này của trẻ để tìm cách khắc phục, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Làm gì để bé ngủ ngon?

– Hãy luyện cho trẻ ngủ vào những thời điểm nhất định trong ngày.

– Trước khi cho bé ngủ, cần phải thông gió phòng. Nếu bạn sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thì nên để nhiệt độ ở mức vừa phải: không quá lạnh vào mùa hè, không quá nóng vào mùa đông. Vào những ngày hanh khô nên để thêm chậu nước hoặc khăn tắm to có nhúng nước để làm ẩm không khí.

– Giường ngủ cần chắc chắn và ở chỗ có ánh sáng, không có gió lùa, không sát cửa sổ quá và không gần lò sưởi…

– Tốt nhất cho bé nằm đệm cứng. làm từ chất liệu cotton thoáng khí, hút mồ hôi.

– Bé ngoài một tuổi sẽ thích hợp dùng gối nhỏ. Hãy chọn mua cho bé một chiếc gói nhỏ vừa khít vào khoảng trống giữa vai cổ và đầu, giúp nâng đầu lên một chút nhưng không làm cong lệch phần cổ bé. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên dùng gối.

– Nên dùng chăn mỏng cho bé bằng vải cotton, len… và không nên đắp cho bé kín từ đầu, chỉ đắp chăn ngang ngực, kẹp vào dưới hai cánh tay bé.

– Quần áo, tã giấy phải rộng rãi không nên quấn chặt  và ôm sát bé làm bé khó chịu khi ngủ.

– Để chuẩn bị cho bé giấc ngủ sâu hãy sử dụng các phương pháp: mát xa, nhạc êm dịu, bài tập nhẹ nhàng và trò chơi thư giãn. Với những bé lớn hơn hãy dành ít thời gian, đọc khẽ những vần thơ hoặc bài hát ru trước khi đặt bé xuống giường

Làm gì để bé ngủ ngon

Hậu quả của chứng mất ngủ ở bé

Bé mất ngủ sẽ gây ra những hậu quả như:

– Suy nhược cơ thể, thiếu tỉnh táo và minh mẫn, chỉ số IQ giảm, trẻ hay ngủ gục trong lớp, thiếu tập trung, tiếp thu kém. Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh, giảm sút trí tuệ.

– Gây rối loạn tiết hormone, dẫn tới hiếu động quá mức, hoặc lo âu, tự kỉ (do tăng tiết cortisol gây căng thẳng),…

– Cơ thể mất trạng thái cân bằng, ra mồ hôi trộm nhiều, suy giảm miễn dịch, dễ bị ốm đau, ho, viêm nhiễm đường hô hấp,…

bác sĩ khám bệnh cho bé

Nguyên nhân bé mất ngủ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân có thể gây mất ngủ ở trẻ em đó là sợ bóng tối; ngủ hay gặp ác mộng; cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng về trường học hoặc cuộc sống gia đình; trải qua biến cố lớn trong cuộc sống, như cha mẹ ly dị, chuyển nơi ở, ốm đau; môi trường ngủ không thoải mái như quá nóng hoặc quá lạnh, quá đông người trên một chiếc giường; trẻ đói bụng.

Ngoài ra, mất ngủ ở trẻ em có thể là do thiếu dinh dưỡng thường đi kèm với tình trạng chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

bé mất ngủ

Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở các trẻ này là ngủ ít, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, mơ, ác mộng, mộng du, khiếp sợ trong khi ngủ. Các rối loạn này có thể có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm kèm theo thiếu đa chất như ma giê, canxi, axít amin, vitamin nhóm B

Bé ngủ bao nhiêu là đủ?

Mỗi bé có nhu cầu ngủ không giống nhau, có bé ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn người khác nhưng không được chênh lệch quá so với nhu cầu dưới đây:

Tuổi Ngủ ban đêm Ngủ ban ngày (*) Tổng số
1 tháng 8,5h 7h (3) 15,5h
3 tháng 10h 5h (3) 15h
6 tháng 11h 3,25h (2) 14,25h
9 tháng 11h 3h (2) 14h
12 tháng 11,25h 2,5h (2) 13,55h
18 tháng 11,25h 2,25h (1) 13,5h
2 năm 11h 2h (1) 13h
3 năm 10,5h 1,5h (1) 12h

(*) Trong ngoặc đơn là số giờ ngủ ít hơn mức trung bình

Bé ngủ bao nhiêu là đủ

Giấc ngủ quan trọng như thế nào với bé?

Giấc ngủ và sự bài tiết hormon tăng trưởng có liên quan với nhau. Các nghiên cứu Y học cho rằng: khi ngủ cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng nhiều gấp hơn 4 lần so với khi thức. Theo đúng quy luật, cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng là lúc chúng ta đi vào giấc ngủ, sau khi chúng ta ngủ say khoảng 1 tiếng đồng hồ mới bước vào cao trào, thường là từ 22 giờ cho đến 1 giờ là thời gian hormon tiết ra nhiều nhất. Khi trẻ ngủ đủ, đúng giờ, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều, giúp các cơ quan và mô tăng trưởng nhanh, đặc biệt là hệ thống thần kinh, nên trẻ sẽ lớn nhanh trông thấy.
giấc ngủ của bé
Mặt khác, lúc trẻ ngủ, ngoài giúp cơ thể phục hồi trở lại,các chất dinh dưỡng hấp thu được không bị tiêu hao cho hoạt động mà được dự trữ và nuôi dưỡng cơ thể.
Vì vậy, giấc ngủ là quan trọng giúp bé tăng trưởng, phát triển hoàn thiện hơn, cả về thể chất và trí tuệ.

Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ

Sau đây là cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ (theo tiêu chuẩn tăng trưởng mới của Tổ Chức Y Tế Thế Giới – WHO)

Bé gái:

tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé gái

Bé trai:

tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé trai

Một số lưu ý:

– Đối với trẻ dưới 2 tuổi, chiều cao được tính là chiều dài nằm. Cách đo như sau:

  • Để thước đo trên mặt phẳng nằm ngang
  • Đặt bé nằm ngửa, một người giữ đầu để bé nhìn thẳng lên trần nhà, lấy một mảnh gỗ ngang làm chuẩn ở đỉnh đầu. Một người khác ấn thẳng đầu gối và và đưa mảnh gỗ ngang thứ 2 sát gót bàn chân, lưu ý để gót chân sát mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng.
  • Đo khoảng cách 2 mảnh gỗ theo cm, thêm 1 đơn vị lẻ.
  • Sai số của chiều dài nằm và chiều cao đứng là 2cm.

– Đối với trẻ trên 2 tuổi thì chiều cao được đo đứng:

  • Bé không đi dép, lưng thẳng. Vai, mông, gót chân và đầu theo một đường thẳng áp sát thước đo.
  • Thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất.
  • Dùng thước vuông hoặc mảnh gỗ ngang đặt dấu sát đỉnh đầu rồi đo chiều cao của bé.