Công thức tính chuẩn cân nặng của bé

“Bé nhà em 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiều là vừa?”

Thông qua số điện thoại  0944.505.456  chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi tương tự như thế. Nhận thấy đây là mối quan tâm của các mẹ đang có con nhỏ, xin giới thiệu với các mẹ công thức tính chuẩn cân nặng của bé

–  Bình thường, bé mới sinh cân nặng khoảng 3000 – 3500 gam, nếu bé có cân nặng nhỏ hơn 2500 gam, mà sinh đủ tháng thì là bé bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non.

–  Tuần thứ nhất, bé có thể giảm cân sinh lí từ 5 – 10% cân nặng, từ tuần thứ 2 bé bắt đầu tăng cân nhanh.

–  Trung bình 3 tháng đầu, bé tăng từ 1000 – 1200 gam/ tháng, từ 3 đến 6 tháng tăng khoảng 600 gam/ tháng, từ 6 – 12 tháng tăng 300 – 400 gam/ tháng. Trên 1 tuổi đến 10 tuổi bé tăng trung bình 2 – 2,5 kg/ năm.

cân nặng của bé

Bạn có thể nhớ các mốc chính như sau:

*  10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh

*  5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh

*  1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh

Để biết  giảm cân sinh lí là gì?  Thời gian cân như thế nào là hợp lý?  Mời các mẹ bấm vào mục  PHẢN HỒI  nằm ở góc phải, cuối bài viết này

Cốm bé ăn ngủ ngon Sao Việt

Cốm bé ăn ngủ ngon Sao Việt giúp bé ăn ngon, ngủ ngon, hết mồ hôi trộm.

Cốm bé ăn ngủ ngon Sao Việt sản phẩm ưu việt nhất hiện nay dành cho bé yêu của bạn

cốm sao việt

THÀNH PHẦN CẤU TẠO: Mỗi gói 3g có chứa:

Lạc tiên……………………… 200mg

Tâm sen……………………… 200mg

Thục địa……………………… 600mg

Hoài sơn……………………… 280mg

Sơn thù ………………………280mg

Mẫu đơn……………………… 200mg

Trạch tả……………………… 200mg

Bạch phục linh ………………200mg

Hoàng kỳ…………………… 350mg

Mẫu lệ……………………… 150mg

Ma hoàng căn……………… 150mg

Vitamin  B1………………….. 0,4mg

Vitamin  B2………………….. 0,4mg

Vitamin  B6………………….. 0,4mg

Vitamin D3…………………… 100UI

Canxi gluconat………………. 100mg

Zinc gluconat………………… 24mg

Magnesi gluconat……………. 24mg

Lysin HCl……………………..50mg

Taurin………………………… 10mg

Thymomodulin……………….. 5mg

Phụ liệu (đường kính) vừa đủ 1 gói

CÔNG DỤNG:

Bổ sung Acid amin (Lysine, taurin), Calci, Zinc, Magnesi, và các vitamin cần thiết giúp kích thích ăn ngon, tăng cường hấp thu dưỡng chất, đặc biệt ở trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, trẻ hay ốm vặt, gầy yếu.

Giúp an thần, gây ngủ, dưỡng âm, thu liễm cầm mồ hôi. Hỗ trợ điều trị trẻ em đêm trằn trọc khó ngủ, ngủ không ngon giấc, ra mồ hôi trộm ở đầu, mình, chân, tay, da nóng, người gầy, nước tiểu vàng, tiểu rát, táo bón.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

Trẻ em đêm trằn trọc khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Trẻ em ra mồ hôi trộm ở đầu, mình, chân tay, da nóng, người gầy, nước tiểu vàng, tiểu rắt, táo bón.

Trẻ em phế khí hư, phiền nhiệt, dễ bị các bệnh: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh hay tái phát.

Trẻ em biếng ăn, trẻ hay ốm vặt, rối loạn chuyển hóa, còi xương.

Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế như thuốc chữa bệnh. 

CÁCH DÙNG: Hòa với khoảng 20ml nước ấm (tương đương 8-10 thìa cà phê nước ấm), hoặc trộn với sữa, cháo, bột.

  • Trẻ em: 1 – 3 tuổi uống 1 gói/ngày
  • Trẻ em : 3 – 7 tuổi uống 1 – 2 gói/lần x 2 lần/ngày
  • Trẻ em: 7 – 18 tuổi uống 2 gói/lần x 2 lần/ngày
  • Trên 18 tuổi: uống 2 – 3 gói/lần x 2 – 3 lần/ngày
  • Đợt dùng tối thiểu 20 ngày, tốt hơn khi dùng dài ngày

BẢO QUẢN: Để nơi khô mát, tránh ánh sáng.

TƯ VẤN: đừng ngần ngại, hãy gọi ngay hotline 0944.505.456 các chuyên gia sẽ tư vấn tận tình mọi thông tin về chăm sóc bé biếng ănmất ngủđổ mồ hôi trộm

Giải pháp cho trẻ biếng ăn

Giải pháp tâm lí, hành vi của trẻ
Cho trẻ tập trung vào bữa ăn, tránh mở ti vi. Xem tivi trong khi ăn không những không giúp trẻ ăn nhiều mà còn ảnh hưởng xấu tới khả năng tiêu hoá thức ăn và thị lực của trẻ. Trẻ sẽ chú ý xem tivi mà quên mất bữa ăn của mình. Những chương trình quảng cáo hay những bộ phim hoạt hình ngộ nghĩnh chỉ tốt khi trẻ thư giãn.

Khen ngợi khi bé chịu ăn những món ăn mới. Điều này sẽ kích thích trẻ ăn đa dạng món ăn, khẩu vị được kích thích giúp bé ăn ngon hơn

Không nên ép trẻ ăn uống vì khi đó trẻ sẽ mắc tâm lí sợ ăn. Biếng ăn sinh lí ở trẻ sẽ chuyển thành biếng ăn bệnh lí.

Hãy làm gương cho trẻ: bạn hãy ăn thức ăn mới trước mặt trẻ, ngụ ý khéo léo là thức ăn rất ngon. Dần dần hiểu bạn không ép ăn, trẻ sẽ trở nên tò mò với món đó, và sẽ đòi ăn thử. Khi trẻ thực sự muốn ăn, hãy cho trẻ một phần nhỏ. Khi trẻ ăn được thì đừng khen, hãy tỏ ra bình thường ngay cả khi trẻ không thích thức ăn mới. Vì khi bạn khen, có thể làm trẻ lo lắng, và trẻ sẽ không thể ăn món đó nữa.

Khuyến kích bé tự ăn giúp bé hứng thú hơn khi ăn. Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn cơm nhiều hơn nếu bố mẹ để chúng tự xúc. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé cho rằng ăn cơm là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc. Mẹ hãy làm sao để bé thấy việc ăn uống như một niềm vui hay chơi trò thú vị vậy.

Thói quen thường xuyên thúc giục trẻ trong bữa ăn, thậm chí là những cuộc thi xem “ai ăn nhanh hơn” của cha mẹ không phải là giải pháp hay giúp bé ăn nhanh và ăn nhiều. Ăn nhanh hay chậm, nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào thói quen, khả năng tiêu hoá cũng như sở thích của của trẻ đối với món ăn. Việc bạn ép bé ăn nhanh có thể gây cho trẻ chứng đau bụng, rối loạn hệ tiêu hoá và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Nếu những bát bột hay cháo đầy ắp trong mỗi bữa ăn luôn làm bé lắc đầu thì bạn hãy cho chúng ra đĩa. Đó là giải pháp tốt để đánh lừa cảm giác của trẻ.

Tìm hiểu sở thích của trẻ: Mỗi trẻ đều có sở thích và khẩu vị riêng. Bạn cần hết sức chú ý về điều này. Nếu bạn ép trẻ ăn những món ăn mà theo bạn sẽ có đầy đủ dinh dưỡng những trẻ lại không thích hoặc chỉ cho trẻ ăn mãi một món thì công sức bạn bỏ ra là hoàn toàn vô ích.

Việc trẻ chỉ thích ăn một số loại thức ăn giúp bạn hiểu rằng cơ thể trẻ có thể còn thiếu một số vi chất cần thiết có trong loại thức ăn đó. Hãy tìm đến những lời khuyên của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp với trẻ.

Không khí vui vẻ: Bên bàn ăn gia đình, bố thì kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà mình như thế nào, còn mẹ kể về một chuyện thật vui khi đang mua thức ăn ở chợ… Thế là bé cứ vừa ăn vừa dỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.

Giải pháp cho trẻ biếng ăn

Giải pháp dinh dưỡng
Cung cấp thức ăn phù hợp lứa tuổi giúp bé dễ tiêu hoá hơn. Chẳng hạn trẻ còn nhỏ thì nên nấu thức ăn loãng hơn, giúp bé dễ tiêu hoá hơn, tránh đầy bụng dẫn tới chán ăn rồi biếng ăn

Cố gắng bổ sung cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để giúp trẻ bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng hoàn hảo

Tạo sự hấp dẫn cho các món ăn: Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bé sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Các món ăn được bày biện công phu và đẹp mắt cũng có sức hút nhất định với trẻ.

Chú ý phối hợp món ăn: Thường cha mẹ nào cũng muốn con mình ăn những thứ ngon nhất, bổ nhất nên “tham lam” khi chế biến thức ăn: nấu một món nhưng cái gì ngon, bổ là đều muốn cho tất cả vào. Chẳng hạn như nấu cháo đậu xanh lại thêm thịt gà… Lúc đó, năng lượng trong thức ăn khá nhiều sẽ làm trẻ mau ngán và dẫn đến biếng ăn.

Cho trẻ ăn những thức ăn chứa các vi chất dinh dưỡng (Lysin, sắt hoặc kẽm) mà trẻ đã dư, trong khi những chất cơ thể trẻ thiếu thì lại không cho ăn. 

Không nên cho ăn quá nhiều rau vì trẻ còn nhỏ, rất khó tiêu hoá chất xơ. Trẻ cần ăn đa dạng các loại thức ăn và tốt nhất là nên dùng thực phẩm tươi để chế biến, đảm bảo đủ chất bột, đạm, béo, vitamin và muối khoáng.

Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn.

Giải pháp bổ sung
Cốm bé ăn ngủ ngon Sao Việt  bổ sung Acid amin (Lysine, Taurin), Calci, Zinc, Magnesi, và các vitamin cần thiết giúp kích thích ăn ngon, tăng cường hấp thu dưỡng chất, đặc biệt ở trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, trẻ hay ốm vặt, gầy yếu.

Ngoài ra, Cốm bé ăn ngủ ngon Sao Việt còn giúp bé hết ra mồ hôi trộm, ngủ ngon giấc hơn.

cốm bé ăn ngủ ngon sao việt

Vui lòng liên hệ hotline 0944.505.456 các chuyên gia sẽ tư vấn tận tình mọi thông tin về chăm sóc bé biếng ăn, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm

Hậu quả của chứng biếng ăn

– Thiếu hụt dưỡng chất: 78% phụ huynh có bé biếng ăn đều lo lắng về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. 

– Sụt cân: Bé biếng ăn trong 2 năm đầu đời có nguy cơ nhẹ cân nhiều hơn 3 lần so với trẻ ăn uống tốt

– Suy giảm hệ miễn dịch: Có số ngày bệnh nhiều hơn 29%, và có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều hơn 45%

– Rối loạn tăng trưởng: Bé biếng ăn có nguy cơ thua kém từ 6 – 22% chỉ số cân nặng lý tưởng so với trẻ ăn uống tốt. 

– Rối loạn nhận thức, cảm xúc: Hậu quả ảnh hưởng đến khả năng nhận thức học tập có thể kéo dài đến 5 năm sau. Biếng ăn làm giảm 14 điểm trí tuệ MDI.

Khi biếng ăn bé sẽ thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Từ đó sẽ làm giảm việc hấp thu dưỡng chất, giảm sức đề kháng và dẫn đến bệnh. Như vậy bé biếng ăn sẽ rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn biếng ăn -> suy dinh dưỡng -> bệnh.

bác sĩ khám bệnh cho bé

Vì vậy khi bé mới biếng ăn phải tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng biếng ăn kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Nguyên nhân bé biếng ăn?

Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào 4 nhóm nguyên nhân chính sau đây:

Nhóm 1 : Biếng ăn liên quan đến bệnh tật của trẻ:

Tất cả các bệnh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính như viêm V.A, viêm  tai, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh cúm, ho gà…tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột, viêm gan, các bệnh đường mật,  một số bệnh lý toàn thân khác : còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin,…
Ngay cả khi mọc răng trẻ cũng có thể biếng ăn: biếng ăn xuất hiện mấy tuần lễ trước khi mọc răng, khi răng đã nhú khỏi lợi trẻ lại ăn bình thường.

Nhóm 2: Biếng ăn do sai lầm về ăn uống: 

– Cai sữa đột ngột hoặc quá chậm
– Thức ăn chế biến không hợp khẩu vị của trẻ
– Khi trẻ ốm, cho trẻ uống thuốc lẫn thức ăn để trẻ nhận biết được gây phản xạ sợ hãi.
– Cho trẻ ăn vặt nhiều, uống nước ngọt trước khi ăn bữa chính
– Trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới hoặc ép trẻ ăn quá nhiều dẫn đến ức chế bài tiết các men tiêu hoá gây chán ăn.
– Thay đổi giờ ăn, người cho ăn.
– Người lớn xung quanh trẻ có thói quen ăn không mẫu mực làm trẻ bắt chước.

Nguyên nhân bé biếng ăn

Nhóm 3: Biếng ăn do yếu tố tâm lý: 

Thường gặp ở các gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều. Người cho ăn có thái độ không đúng: đánh đập, bóp mồm, bóp mũi trẻ, biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi kinh hoàng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là trẻ đã sợ hãi.

Nhóm 4: Biếng ăn do nguyên nhân tâm thần: 

Rất ít gặp, chỉ chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân kể trên,  chứng biếng ăn xuất hiện sớm trong vòng  2- 3 tháng đầu, trẻ không chịu ăn uống gì,  rẫy rụa kêu khóc, ngoài bữa ăn trẻ hoàn toàn bình thường : thông minh nhanh nhẹn, hiếu động, nhưng dễ xúc cảm. Hiện nay người ta coi chứng này như là một “phản ứng chống đối” của đứa trẻ với gia đình

Nói chung các nguyên nhân gây biếng ăn thì rất nhiều và thay đổi tuỳ theo tuổi, cần thăm khám kĩ thì mới tìm được nguyên nhân xác thực.

Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là gì? Dấu hiệu nào nhận biết bé biếng ăn?

 

Biếng ăn là hiện tượng bé ăn ít hơn bình thường

5 dấu hiệu sau đây giúp mẹ nhận biết bé biếng ăn:

1/ Thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút.

2/ Cân nặng của trẻ nhẹ hơn so với cân nặng chuẩn.

3/ Trẻ chỉ ăn một vài thứ thức ăn không chịu ăn các loại thức ăn khác.

4/ Trẻ thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như: la khóc, giả vờ nôn ói, ngậm miệng, ngậm thức ăn…

5/ Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn trẻ ăn được ít hơn so với các trẻ cùng độ tuổi.

Có 20% bố mẹ của bé 3 tuổi và 42% bố mẹ các bé 4 tuổi phàn nàn về sự biếng ăn của con mình.

bé biếng ăn

“Thông qua số điện thoại   0944.505.456   mỗi ngày chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi của các mẹ phản ảnh tình trạng biếng ăn của bé. Điều đó chứng tỏ, biếng ăn ở bé là căn bệnh rất phổ biến hiện nay”